Hướng Dẫn 6 Chiến Lược Về Internal Link Để Đạt Thứ Hạng Cao Hơn

Liên kết nội bộ (Internal Link) là một trong những yếu tố SEO quan trọng. Giúp khách hàng vào được trang mong muốn một cách nhanh nhất. Internal Link cải thiện trải nghiệm của người dùng và ảnh hưởng nhiều tới thứ hạng của website bạn.

CHIẾN LƯỢC INTERNAL LINK

Sau đây là 6 chiến lược Internal Link được BIGNET thực hiện, mang lại hiệu quả cho nhiều dự án.

Liên Kết Nội Bộ Và Sự Quan Trọng

Liên kết nội bộ là những liên kết giữa các trang với nhau trong cùng một website. Ví dụ trang https://bignet.vn có link để dẫn tới trang https://bignet.vn/thiet-ke-website-nha-trang thì được gọi là internal link.

Internal Link xuất hiện bên trong bài viết, các trang, ở thành menu, ở header, footer và side bar. Những Internal Link sẽ giúp website hình thành nên cấu trúc phân cấp của 1 website.

Hôm nay, BIGNET sẽ tập trung nói về các liên kết nội bộ không điều hướng. Các liên kết trong nội dung như vậy có những mục đích sau:

  • Cung cấp thêm những thông tin hữu ích liên quan đến nội dung hiện tại.
  • Quảng bá các sản phẩm, dịch vụ từ những bài viết phù hợp với đối tượng mục tiêu.
  • Cải thiện thứ hạng từ khoá.
  • Giúp công cụ tìm kiếm thu nhập dữ liệu trang web nhanh hơn.

Internal Link ảnh hưởng tới số liệu người dùng (thời gian ở lại trang, lượt xem mỗi phiên,…) giúp cho website đạt thứ hạng cao trên Google. Một số công cụ bạn cần cài đặt trước:

  • Google Analytics
  • Website Auditor
  • Rank Tracker

1. Cấu Trúc Website “Nông”.

Hãy cố gắng đưa những trang quan trọng tới vị trí người dùng dễ thấy và dễ click nhất.

Bignet.vn kinh doanh về dịch vụ SEO, Website, Marketing vì thế đã đặt 3 dịch vụ này lên thanh menu để người dùng dễ dàng thấy.

Giảm số nhấp chuột để truy cập những trang quan trọng. Nó giúp người dùng không mất nhiều thời gian, thời gian người dùng ở lại trang nhiều hơn.

Để kiểm tra độ nhấp sâu của website, bạn sử dụng công cụ Website Auditor. Công cụ này sẽ cho bạn thấy có bao nhiêu lần nhấp để đến được một URL bất kỳ.

Sau khi đã tạo Project trên Website Auditor, bạn hãy vào Site Structure >Pages. Sau đó nhấp vào cột Click Depth.

2. Các Trang Quan Trọng Đều Nhận Được Liên Kết.

Ngày nay, Google phụ thuộc rất nhiều vào sơ đồ Website (Site Map) và cấu trúc Internal Link để khám phá Website. Vì thế bạn nên gia tăng Internal Link đến các trang ít liên kết hơn.

Để kiểm tra những trang không có liên kết này, bạn có thể sử dụng Website Auditor. Để làm điều này, bạn truy cập Pages Dashboard và click Reuild Project.

Ở STEP 1 của phần rebuild, hãy chọn Show expert options box.

Ở STEP 2, hãy click Look for orphan pages.

Sau khi phần mềm quét xong Website, bạn sẽ thấy những trang không link ở trong Pages Dashboard, được đánh dấu bằng thẻ Orphan Page.

Một cấu trúc Website tốt là khi tất cả các trang quan trọng đều nhận được liên kết và người dùng chỉ mất tới 3 click chuột để tới được trang sâu nhất.

Một ví dụ cho một cấu trúc liên kết không tốt là khi có một trang không link và liên kết không nhất quán với nhau.

3. Giữ Số Lượng Liên Kết Giữa Các Trang Hợp Lý.

Nếu số lượng liên kết đến một trang quá nhiều, trong khi những trang khác quá ít hoặc không có. Google sẽ nhìn nhận website của mình hoạt động không tự nhiên.

Vì vậy nên giảm số lượng liên kết tới trang đó lại và thêm liên kết tới những trang khác. Bạn có thể sử dụng Website Auditor để phát hiện tất cả những trang có số liên kết quá nhiều.

Để có danh sách các trang có quá nhiều liên kết, hãy truy cập Site Audit Dashboard trong Project và nhấp vào trang có lượng liên kết quá nhiều.

4. Sử Dụng Anchor Text Từ Khoá.

Anchor Text có tác dụng lớn trong việc giúp Google định hình từ khoá tương ứng với Landing Page được tốt hơn, tăng thứ hạng của từ khoá đó.

Sau khi thuật toán Penguin ra đời, nhiều ý kiến đã cho rằng không nên sử dụng nhiều Anchor Text vì sẽ rất dễ bị phạt. Tuy nhiên với Internal Link, bạn có thể sử dụng nhiều mà không sợ phạt. Bạn cần sử dụng nhiều loại Anchor Text khác để Website tự nhiên hơn.

Để kiểm tra Anchor Text của Website, bạn mở Pages Dashboard, nhấp vào bất kỳ trang nào. Bên dưới nhấp vào Link From Page để xem liên kết trên trang cùng Anchor Text.

Bạn cũng có thể dùng cách khác là chuyển sang Link To Page để xem tất cả các Internal Link tới trang của bạn cùng Anchor Text.

Thuộc tính Alt của ảnh hoạt động tương tự như Anchor Text của Internal Link, vì vậy đây là cách giúp cho website gửi tín hiệu mạnh hơn cho Google.

Để tìm những liên kết hình ảnh cùng thẻ Alt, hãy chuyển đến Site Audit Dashboard trong phần mềm Website Auditor, nhấp vào Empty Alt Image để hiển thị đầy đủ.

Nếu trong cùng 1 trang, có nhiều Internal Link giống nhau, các công cụ tìm kiếm sẽ ưu tiên cho Anchor Text đầu tiên. Vì thế hãy đặt Anchor Text nào quan trọng ở trước.

7. Đặt Liên Kết Nhiều Nay Trong Nội Dung Chính

Các liên kết được đặt trong nội dung của trang có giá trị SEO cao hơn các liên kết trong tiêu đề, chân trang hoặc thanh bên.

Các liên kết sau là những liên kết có mục đích điều hướng toàn trang và Google coi những liên kết đó là các liên kết không biên tập.

Từ khoá cùng văn bản xung quanh sẽ giúp cho Google hiểu nội dung của bạn hơn, giúp cho website bạn có thứ hạng tốt hơn.

8. Cài đặt liên kết điều hướng qua tab mới

Để người dùng ở lại trang lấu hơn, bạn nên cài đặt mở tab mới cho link. Người dùng mở một tab mới nhưng họ vẫn còn ở trong website của bạn.

Dưới đây mình sẽ giới thiệu 6 chiến lược để bạn tối ưu internal link, bạn có thể thực hiện một hoặc nhiều chiến lược này, cơ bản thì đây là những chiến lược mình thường xuyên thực hiện để làm cho những khách hàng của BIGNET.

Hiện nay nhiều công ty và doanh nghiệp tạo ra phần blog để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, điều này cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người dùng.

Tuy nhiên không ít công ty đã không biết cách khai thác lượng người truy cập đó để mang lại chuyển đổi bán hàng. Vì thế, hãy thêm nhiều Internal Link từ những bài viết chia sẻ kiến thức về trang chuyển đổi để điều hướng người dùng mua hàng.

Bước 1: Tìm Những Trang Có Lượng Truy Cập Nhiều Nhưng Chuyển Đổi Thấp

Bước này, chúng ta sẽ sử dụng Google Analytics. Trong phần mềm Google Analytics, chọn Hành vi -> Trang đích. Sắp xếp các URL theo số lượng phiên từ lớn đến nhỏ.

Sau khi đã có danh sách URL có số phiên cao thì bạn tiến hành lọc ra những URL mang lại chuyển đổi thấp (thông thường là những bài viết chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức,..).

Bước 2: Xác Định Những URL Có Chuyển Đổi Cao

Thường đây là những trang bán hàng, như BIGNET thì trang có chuyển đổi cao là những giới thiệu dịch vụ:

Đây là những câu kết gọi hành động, câu này càng thu hút, sẽ càng giúp cho người dùng dễ click vào hơn.

Thêm Liên Kết Từ Những Trang Có Page Rank Cao

Đối với những website có quá nhiều bài viết, sẽ có những bài viết Page Rank thấp, cũng sẽ có những bài viết có Page Rank cao. Những trang có Page Rank cao thường sẽ có nhiều từ khoá có thứ hạng cao, còn những trang khác sẽ có thứ hạng thấp.

Để tăng thứ hạng cho những trang có thứ hạng phấp, các bạn nên thêm internal link từ những trang có page rank cao tới những trang có page rank thấp.

Tất nhiên chúng ta sẽ không thể biết được lượng page rank của mỗi URL được, vì thế mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng những chỉ số khác tương tự. Chỉ số mà mình muốn nói tới là chỉ số Inlink Rank của SEO Power Suite. Chỉ số Inlink này hoạt động tương tự như chỉ số Page rank của Google, đó là đánh giá sự chất lượng của một trang dựa theo số lượng và chất lượng của backlink (internal link và external link).

Trong project của bạn chọn Site Structure > Pages, nhấp vào tiêu đề của cột Inlink Ranking để xếp hạng các URL có Inlink cao đến thấp. Nếu bạn không có cột Inlink Ranking, hãy nhấp chuột phải vào bất kì tiêu đề của bất kỳ cột nào để thêm nó.

Bạn cũng có thể sử dụng bộ lọc để biết được Inlink Tank cho từng URL.

Bước 2: Tìm những trang hiện đang xếp hạng ở đầu trang 2 Google cho các từ khoá mục tiêu

Sử dụng những phần mềm kiểm tra thứ hạng từ khoá để theo dõi điều này, ở đây BIGNET sử dụng phần mềm Rank Trancker.

Truy cập Target Keywords > Rank Tracking, sau đó click vào icon bộ lọc và thực hiện như hình:

Chiến lược về Internal Link.

Khi có được danh sách URL này rồi, hãy thêm internal link từ bước 1 về những url ở bước 2.

Lưu ý: sử dụng nhiều anchor text từ khoá để gia tăng khả năng xếp hạng. Thử ngay bạn nhé, sẽ có nhiều từ khoá ngoi lên được TOP 10 đấy.

Trường hợp này sẽ đề cập tới website của bạn đang được thực hiện với những từ khoá có độ khó cao. Những từ khoá thường mang ý nghĩa chung chung, như: ” mua giày nam”,”mua áo nữ”,…

Ở trường hợp này, Internal Link nên tập trung mạnh về Landing Page của từ khoá đó, Anchor Text nên được sử dụng nhiều là Anchor Text từ khoá chính và từ khoá liên quan.

Đầu tiên bạn vào Pages Dashboard và nhấp vào nút bên cạnh các Tab để tuỳ chỉnh giao diện. Hãy thêm những cột này vào giao diện:

  • Page (Page URL)
  • Title
  • Click depth
  • Links to page
  • Links from page
  • InLink Rank

Bạn hãy nhập vào phần Links To Page, ở đây bạn sẽ thấy được có phải Landing Page mới là trang nhận được nhiều nhấp chuột không.

Bạn có thể xem bất cứ trang nào bạn cần với bộ lọc của Website Auditor.

Từ khoá có lượng tìm kiếm trung bình. Đó là những từ khoá có mục đích rõ ràng hơn của so với từ khoá chung chung.

Ví dụ: Shop giày ở Nha Trang, Mua giày cho nam size 30,…

Những landing page ứng với từ khoá này sẽ có mức độ ưu tiên khá cao. Chỉ sau trang chủ và những trang đã đề cập ở chiến lược 3.

Hãy sử dụng nhiều Anchor Text từ khoá, và nhất là trang chủ. Hãy cho trang này ở vị trí dễ nhìn nhất và dễ click nhất.

Nếu nguồn lực của bạn ít, bạn nên tập trung mạnh vào từ khoá dài, có lượng tìm kiếm thấp.

Những từ khoá dài có đặc điểm:

  • Ít đối thủ làm, giảm mức độ cạnh tranh, dễ lên TOP hơn.
  • Chuyển đổi cao (mua áo nữ tại quận 1 sẽ có chuyển đổi cao hơn từ khoá mua áo nữ).

Những từ khoá này thường sẽ ứng với những landing page ở cấp thấp nhất của cấu trúc website. Những Landing Page ở cấp thấp nhất cần được liên kết chặt chẽ với nhau bằng Internal Link.

Thực Hiện Tự Nhiên

Ở chiến lược này, nhiều lúc không cần tới kỹ thuật SEO, chỉ cần:

  • Viết nội dung dài.
  • Viết nội dung hay, cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người dùng.
  • Liên kết đến những trang có nội dung liên quan giúp người dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hơn.

Trên đây là 6 chiến lược Internal Link mà BIGNET đã triển khai và đem lại nhiều hiệu quả.

Cảm ơn bạn đã đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *