Hướng Dẫn Tối Ưu Tăng Tốc Website

hướng dẫn tối ưu tăng tốc website

Trong quá trình báo giá SEO thì việc kiểm tra tốc độ trải nghiệm người dùng là điều quan trọng. Đây được coi là một trong các yếu tố giúp gia tăng chuyển đổi đơn hàng. Vậy đối với bạn, tốc độ tải trang có mức quan trọng thế nào?

Theo một công ty hàng đầu về nghiên cứu thị trường theo hướng công nghệ tại Mỹ, chỉ cần tốc độ chậm đi 1 giây là:

  • Số lần xem trang giảm đi 11%.
  • Giảm 16% độ hài lòng của khách hàng.
  • Mất 7% chuyển đổi.

Amazon (tập đoàn thương mại điện tử) đã chứng minh điều này hoàn toàn là đúng. Báo cáo của họ có ghi rằng cứ tăng 1% doanh thu khi cải thiện tốc độ thêm 100mm giây. Tương tự với tập đoàn bán lẻ Walmart cũng cho thấy tăng 2% chuyển đổi đơn hàng khi cải thiện 1 giây tốc độ tải trang.

Chính vì sự quan trọng của tốc độ cải trang website, hôm nay Bignet Solution sẽ chia sẻ với bạn các yếu tố để cải thiện tốc độ website.

HƯỚNG DẪN TỐI ƯU TĂNG TỐC WEBSITE

Giảm Thiểu Các Yêu Cầu HTTP

Báo cáo Yahoo trước kia có ghi, 80% thời gian load trang web để các thành phần như: hình ảnh, tập lệnh, Flash (giờ ít dùng), stylesheets… Mỗi yêu cầu này khi thực hiện sẽ làm tăng thời gian tải và làm chậm website khi hiển thị ra ngoài.

Vậy để cải thiện điều này bạn nên làm:

  • Sắp xếp lại số lượng các yếu tố trên trang.
  • Sử dụng CSS thay vì lúc nào cũng dùng hình ảnh.
  • Kết hợp nhiều Style Sheets thành 1 file.
  • Giảm số lượng tải và chuyển toàn bộ về cuối trang (đưa xuống file Footer).

Giảm Thời Gian Phản Hồi Máy Chủ

Để tối ưu tăng tốc website thì giảm thời gian phản hồi máy chủ cũng rất quan trọng.  Máy chủ nên phản hồi từ 200ms (mili giây) trở xuống sẽ tốt hơn nhiều cho website trong quá trình Load Web.

Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ đánh giá tốc độ tải trang web miễn phí: Yslow, PageSpeed để có những gợi ý tốt nhất.

Bật Chế Độ Nén

Website hoạt động càng lâu thì dung lượng ngày càng cao. Việc nén các file dữ liệu với dung lượng nhỏ sẽ giúp giảm băng thông của bạn và giảm phản hồi từ HTTP. Bạn có thể điều chỉnh điều này hỗ trợ thêm tại quản trị Hosting Cpanel.

Bật Bộ Nhớ Đệm Của Trình Duyệt

Khi truy cập một trang web nào đó, các thành phần trên website mà bạn đã vào sẽ được tự động lưu trữ trong bộ nhớ đệm (cái này thường nhắc tới là bộ nhớ tạm thời) khi bạn đã bật bộ nhớ đệm của trình duyệt. Khi lần đầu tiên truy cập, trình duyệt sẽ load web sau đó lưu vào bộ nhớ (lần đầu truy cập sẽ có thời gian lâu hơn những lần tiếp theo) để lần sau khi truy cập chỉ cần lấy dữ liệu ra và hiển thị.

Bởi vậy việc đánh giá tốc độ truy cập thường dựa vào trải nghiệm người dùng là chính, công cụ đo lường chỉ hỗ trợ và gợi ý nếu cần cải thiện và tối ưu thêm.

Giảm Thiểu Tài Nguyên

Trong quá trình thiết kế website việc bổ sung các yếu tố tài nguyên để xây dựng các chức năng nhanh hơn. Nhưng điều đó lại làm gia tăng việc truy xuất dữ liệu trên web lâu hơn về thời gian => làm trang tải chậm.

Chính vì điều đó, bạn nên lọc, thay thế và loại bỏ các tài nguyên không thực sự quan trọng.

Để làm được điều đó, bạn có thể sử dụng các plugin nếu sử dụng các CMS WordPress, CMS Jomla,.. Hoặc tham khảo qua các thao tác thủ công như:

  • Tạo các file nén min.css: cssmin.js
  • Tạo các file nén JavaScript: Closure Compiler hoặc JSMin

Tối Ưu Hóa Hình Ảnh

Hình ảnh luôn có kích thước lớn, điều này vô tình làm việc tải về web chậm hơn khi người dùng lướt website. Chính vì thế bạn hãy chú ý 3 điều cần cải thiện: Kích thước, định dạngthuộc tính.

  1. Kích Thước Hình Ảnh
    Hình ảnh quá cỡ khiến việc load web rất lâu, vì thế hãy giữ cho kích thước nhỏ nhất có thể trước khi đưa lên website. Hãy sử dụng các công cụ để chỉnh sửa các ý sau:
    – Crop (cắt hình ảnh) về đúng định dạng mong muốn.
    – Giảm độ sâu màu sắc đến mức có thể chấp nhận được.
    – Xóa bỏ những chi tiết thừa không cần thiết.
  2. Định Dạng Hình Ảnh
    JPEG là lựa chọn tốt nhất cho bạn vì dung lượng hình ảnh giảm đi nhiều so với PNG.
    GIF có thể sử dụng với kích thước 10×10 pixels, hãy sử dụng 3 bảng màu trở xuống.
    Lưu ý: không sử dụng BMPs hoặc TIFFs.
  3. Thuộc Tính SRC
    Khi hình ảnh của bạn đã ưng ý, hãy tiến đến bước tiếp theo là đảm bảo các thuộc tính hình ảnh được đầy đủ, chính xác. Thuộc tính cần thiết nhất là <img src=”đường dân hình ảnh tại đây”>.
    Mẹo nhỏ: Hãy dành thời gian chỉnh sửa hình trước khi upload. Đồng thời đảm bảo đầy đủ các thuộc tính của hình ảnh.

Tối Ưu CSS Delivery

CSS được load từ 2 nguồn: 1 là từ nội bộ bên trong cấu trúc website, 2 là từ các yếu tố bên ngoài. Nếu file css bên ngoài có dung lượng ít thì có thể kết nối lâu dài, nhưng khi dung lượng lớn thì lựa chọn css nằm trong nội bộ lại là điều cần thiết.

Ưu Tiên Nội Dung Hiển Thị Trước

Khi website load cho người dùng, thông thường tất cả sẽ được gọi ra cùng 1 thời điểm, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng truy cập chậm.

Vẫn đề này có thể giải quyết bằng cách khai báo cho hiển thị nội dung ra trước khi tới lượt hình ảnh và các tính năng chưa cần thiết. Hãy cho các vấn đề không quan trọng tải sau cùng.

Giảm Plugin Sử Dụng Trên Website

Đối với một số nền tảng như CMS WordPress thì việc cài Plugin để thêm các tính năng cho website là điều cần thiết, nhưng mỗi plugin lại được viết từ các đơn vị khác nhau, nên tảng khác nhau,… từ đó dẫn tới việc xung đột hoặc tải 1 dữ liệu quá nhiều lần từ các plugin khác nhau, phiên bản khác nhau.

Chính vì điều này sẽ làm chậm tải trang hơn, hãy gỡ bỏ hoặc chuyển đổi tính năng từ plugin qua dạng code tích hợp trong themes sẽ làm giảm việc tải trang hơn, làm gia tăng tốc độ hiển thị với người dùng.

Giảm Chuyển Hướng

Chuyển hướng có nghĩa là sẽ có nhiều yêu cầu gửi về http từ đó làm gia tăng việc tải trang website. Hãy dùng chuyển hướng nhiều hơn về bản di động, ngoài ra không nên có các chuyển hướng nào khác.

Thêm các liên kết <link rel=”alternate”> trên bản desktop sẽ giúp BotGoogle có thể khám phá và đọc URL di động tốt hơn.

Tổng kết: Trên đây là 10 cách để giúp tối ưu tăng tốc website của bạn. Chúng bạn thành công!

Cảm ơn bạn đã đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *