Tiêu Chuẩn E-A-T Và Các Cách Áp Dụng Thực Tiễn Trong SEO

Tháng 8/2018, Google đã đưa ra 1 bản cập nhật thuật toán lõi rộng. E-A-T được nhắc đến rất nhiều, khi các website thuộc YMYL sụt giảm nghiêm trọng về traiffic và thứ hạng.

Đặt biệt là các ngành y dược, luật, tài chính đều đồng loạt sụt giảm thứ hạng đáng kể. Nên thuật toán cập nhật lần đó còn có tên gọi khác là Google Medic.

E-A-T Là Gì?

E-A-T là một tiêu chuẩn về đánh giá chất lượng nội dung của Google. E-A-T viết tắt của 3 từ: Expertise (Tính chuyên gia), Authoritativeness (Tính thẩm quyền) và Trutstworthiness (Độ uy tín).

Được nhắc tới 155 lần trong bộ hướng dẫn đánh giá chất lượng các kết quả tìm kiếm của Google. E-A-T đặc biệt quan trọng trong việc xác định 1 website hay nội dung có hữu ích với người đọc hay không.

Chúng ta cùng làm rõ hơn từng tiêu chí của nó:

Expertise – Tính Chuyên Gia

Xác định tính chuyên gia của người viết bài. Người viết bài cần có kiến thức chuyên môn, am hiều và kinh nghiệm trong chủ đề được đưa ra trong bài viết.

Ví dụ: Một content về y dược được viết bởi 1 sinh viên tài chính là không có tính chuyên gia. Một nội dung về luật được viết bởi 1 nhân viên SEO đơn thuần cũng vậy.

Authoritativeness – Tính Thẩm Quyền

Thẩm quyền của người viết bài, nội dung chính và bản thân chính website.

Thoạt nghe thì có vẻ khá khó hiểu, tuy nhiên bạn có thể nhìn tính thẩm quyền theo cách sau: Website, nội dung, tác dụng, tác giả có được nhắc tới nhiều trên các trang khác, mạng xã hội uy tín không?

Hay dễ hiểu hơn nữa là các nội dung trên trang hay chính website và tác giả đang có nhiều backlink từ những website lớn và uy tín không?

Ngoài ra, nội dung trên site cũng phải liên quan đến chủ đề của toàn site và là một nguồn uy tín cho người đọc.

Trustwothiness – Độ Tin Cậy

Tiêu chí này đo độ tin cậy của người viết bài, nội dung chính và của chính website.

Chúng ta thường đánh giá độ tin cậy ban đầu của một người thông qua diện mạo, cách ăn mặc, phong thái, cách nói chuyện của họ…

Đa phần là những yếu tố trực quan. Đối với một website hay một nội dung trên site cũng vậy, bạn cần phải có những nội dung và yếu tố chứng minh độ tin cậy của website như trang giới thiệu,  chính sách, độ an toàn bảo mật cao…

Những Ngành Nào Cần Quan Tâm Đặc Biệt Về E-A-T

Về bản chất, tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi loại website.

Tuy nhiên với tính chất đặc thù về nội dung của 1 số ngành, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hạnh phúc, sức khoẻ và tài chính của người dùng, thì tiêu chuẩn này cần được áp dụng rất nghiêm ngặt.

Google đã phân loại những website đó là YMYL (Your money, Your life).

  • Y dược và các trang về sức khoẻ.
  • Các trang luật, chính phủ.
  • Tài chính.
  • Giáo dục.
  • Trang mua sắm.
  • Tin tức.
  • Khác: cách ngành có ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập và hạnh phúc của bạn.

Các Phương Pháp Áp Dụng Thực Tiễn Trong SEO

Tạo Profile Tác Giả Cho Bài Viết

Tiêu chí ảnh hưởng: Expertise – Tính chuyên gia.

Một tín hiệu cho Google thấy nội dung của bạn được thực hiện hoạc có tham vấn chuyên môn của những chuyên gia trong ngành.

Hãy lập 1 profile hoàn chỉnh của tác giả bài viết bao gồm ít nhất những nội dung sau: giới thiệu sơ bộ, chức vụ, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thành tựu đạt được (nếu có).

Gắn Profile Tác Giả Dưới Chân Bài Viết

Tiêu chí ảnh hưởng: Expertise – Tính chuyên gia.

Tạo 1 profile cho tác giả hoàn chỉnh là chưa đủ, bạn cần phải gắn chúng trong bài viết để chứng minh cho người đọc và Google thấy nội dung này có sự tham vấn hoặc được tạo bởi chuyên gia.

Tạo Profile Social Cho Tác Giả

Tiêu chí ảnh hưởng: Expertise – Tính chuyên gia, Authoritativeness – Tính thẩm quyền của tác giả.

Nếu chỉ tính riêng profile của tác giả trên website. Vẫn là một tín hiệu chưa đủ mạnh để cho thấy tính chuyên gia của tác giả.

Hãy lập nhiều các tài khoản profile social cho tác giả trên nhiều mạng xã hội khác nhau. Một số mạng xã hội rất phù hợp để làm việc này có thể kể đến như: Facebook, Linkedin…

Tuy nhiên lập vẫn chưa đủ, doanh nghiệp cần chia sẻ bài viết ở những mạng xã hội trên.

Tạo Profile Công Ty Trên Website

Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website.

Doanh nghiệp cần có một trang giới thiệu công ty chuyên nghiệp, chứng minh được sự uy tín với người dùng đọc. Nội dung trong trang giới thiệu phải giúp người đọc hiểu:

  • Bạn là ai?
  • Bạn đang kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ gì?
  • Được thành lập từ bao giờ.
  • Thành tựu đạt được.
  • Mục tiêu, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp (nếu có)

Thông Tin Liên Hệ

Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website

Đa số khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ sản phầm (nhất là đối với những trang dịch vụ hoặc không buôn bán online) sẽ có hành vi tì đến trang liên hệ.

Thế nên, liên hệ là một trang phải có, không chủ để chứng minh sự uy tín của site mà còn hỗ trợ cho khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp mình.

Một trang liên hệ cần tìm thấy được:

  • Số điện thoại.
  • Email doanh nghiệp.
  • Địa chỉ liên hệ (hãy list tất cả các chi nhánh).
  • Mạng xã hội đang hoạt động.

Ngoài ra, hãy để thông tin liên hệ ở bất cứ nơi nào thuận tiện tìm kiếm với người dùng như ở đầu trang hoặc ở dưới chân trang.

Tạo Profile Công Ty Trên Social

Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website

Tương tự như với profile social cho tác giả, bản thân doanh nghiệp cũng cần hiện diện trên các mạng xã hội.

Profile Social Lâu Đời

Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website và tác giả

Đây sẽ là 1 điểm cộng cho các tài khoản social của công ty và tác giả. Nếu tuổi đời của các profile này càng lớn và doanh nghiệp thường xuyên chia sẻ bài viết cũng như có các hoạt động truyền thông trên đó thì các tài khoản trên của doanh nghiệp sẽ đáng tin hơn rất nhiều.

Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của website và tác giả.

Các tài khoản social và profile cần phải có sự liên kết với nhau. Mỗi 1 mạng xã hội sẽ đóng vai trò như 1 “backlink” để cải thiện tính thẩm quyền của website.

Trang Thông Tin Dịch Vụ Khách Hàng

Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website

1 website bán sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp không thể thiếu những trang này. Thông thường những trang thông tin dịch vụ sẽ gồm có những trang sau:

  • Quy chế hoạt động.
  • Hướng dẫn mua hàng.
  • Chính sách đổi trả.
  • Chính sách giao nhận vận chuyển.

Những trang trên góp phần đảm bảo sự uy tín cho website.

Thông Tin Người Chịu Trách Nhiệm Chính, Đặt Dưới Chân Website

Tiêu chí ảnh hưởng: Trustworthiness – Độ tin cậy của website.

Một yếu tố nhỏ và dễ thực hiện, góp phần tăng tính chuyên nghiệp và uy tín cho website của bạn.

Nội Dung Không Copy, Spin

Tiêu chí ảnh hưởng: Authoritativeness – Tính thẩm quyền của nội dung chính.

Trong hướng dẫn Google có ghi rõ những trang có được đánh giá kém chất lượng bao gồm những trang có quá nhiều nội dung quản cáo ảnh hưởng đến trải nghiệm.

Cảm ơn bạn đã đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *