Domain Authority? Cách Tăng Chỉ Số Domain Authority

Có hàng trăm chỉ số trong ma trận web, nhưng có một số chỉ số web mức dộ quan trọng tăng lên mạnh mẽ trong SEO. Chỉ số đó là Domain Authority (DA).

Domain Authority

Domain Authority được phát triển bởi Moz, là điểm xếp hạng của công cụ tìm kiếm, dự đoán khả năng xếp hạng của trang web.

Domain Authority có thang điểm từ 1 đến 100. Điểm DA cao có thể xếp hạng cao hơn trong các kết quả của tìm kiếm SERPs.

Kiểm Tra Điểm Domain Authority

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểm tra chỉ số DA này, nhưng công cụ nổi bật là Mozbar.

Khi bạn vào đăng ký tài khoản và nhập tên miền vào. Mozbar sẽ tính điểm bằng 40 yếu tố như miền góc, tổng số liến kết…

Tăng Điểm Domain Authority

Để tăng điểm DA, bạn cần một chiến lược tuyệt vời, hàng ngàn nội dung hay và rất nhiều sự kiên nhẫn.

Nếu điểm DA của bạn khoảng 10 đến 15, bạn sẽ dễ dàng nâng lên 30 hoặc 40. Nhưng khi tăng điểm DA của bạn trên 50, công việc trở nên khó khăn hơn nhiều.

Dưới đây là 7 bước giúp bạn đạt được điểm DA cao hơn.

Xuất Bản Content Chất Lượng

Bạn cần phải viết content có chất lượng cao để đạt được điểm DA tốt. Nội dung độc đáo và có thể tiếp cận được giá trị ở khắp mọi nơi. Bạn viết bao nhiêu bài không quan trọng. Quan trọng nó phải là duy nhất và liên quan.

Content là điều thu hút khách hàng truy cập. Bạn nên sử dụng hình ảnh, GIF và video để làm cho content hấp dẫn và thú vị hơn. Bạn cũng có thể dùng Infographic vì nó có thể lan truyền được. Nội dung tốt cũng phải có số lượng từ 1000 trở lên.

Các bài viết dài hơn được coi là mang tính thông tin hơn. Trang web của bạn chắc chắn sẽ phải thua thiệt nếu bạn xuất bản nội dung quá ngắn.

Một số lưu ý về content:

  • Không sao chép bài viết của người khác.
  • Sử dụng từ đồng nghĩa thay vì dùng một từ nhiều lần.
  • Không viết chủ đề không liên quan đến chủ đề chính.
  • Làm cho nội dung của bạn trở nên chuyên nghiệp.

SEO Onpage

SEO Onpage là một phương pháp tối ưu trên trang. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc di chuyển DA của bạn từ thấp đến cao.

Nó bao gồm các yếu tố kỹ thuật như tiêu đề trang, vị trí từ khoá và mật độ từ khoá.

Một số lưu ý khi tối ưu onpage:

  • Mật độ từ khoá tránh nhồi nhét từ khoá.
  • Sử dụng các thẻ tiêu đề (H1, H2, H3,…).
  • Chọn một từ khoá phù hợp cho các bài viết. Chọn từ khoá đuôi dài để dễ xếp hạng hơn.
  • Sử dụng cấu trúc URL thân thiện với SEO chứa từ khoá mục tiêu.
  • Không để trống thẻ Description.
  • Bắt đầu tiêu đề bằng từ khoá mục tiêu sẽ tốt hơn.
  • Tối ưu hoá hình ảnh.

Liên Kết Nội Bộ

Liên kết nội bộ làm giảm tỷ lệ khách truy cập thoát trang web của bạn. Làm cho bài đăng của bạn thêm thông tin và hấp dẫn hơn.

Chỉ liên kết tới các bào viết cũ, liên quan tương đồng về nội dung với bài đăng hiện tại. Điều này giúp cho công cụ tìm kiếm tìm thấy nội dung trang web bạn và thu thập dữ liệ dễ dàng.

Tạo Liên Kết Chất Lượng Cao Cho Trang Web

Không dễ dàng để tạo các liên kết chất lượng cao cho trang web.

Nhiều blogger và quản trị website đã mắc lỗi ở đây. Họ tạo nhiều liên kết chất lượng thấp mà không làm tăng giá trị, điều này có thể làm giảm xếp hạng chính trang web đó. Nguyên do là họ thực hiện phương pháp spam liên kết.

Ví dụ: Họ tạo các liên kết sử dụng các web như Fiverr, việc này giúp họ có được backlink đơn giản chỉ sau một vài phút. Điều này không tuân theo nguyên tắc của Google. Họ sẽ mất xếp hạng và trang web có thể bị phạt bởi Google.

Cách tốt nhất bạn nên làm là:

  • Chia sẽ content của bạn lên mạng xã hội.
  • Đăng bài khách – Guest Post: đăng lên web có DA cao; tránh nhồi nhét liên kết; đang bài và sử dụng liên kết có chủ đề liên quan.
  • Content giàu thông tin, hợp pháp và dễ hiểu.

Xoá Liên Kết Xấu

Loại bỏ các liên kết độc hại và spam cũng quan trọng cho việc đạt được liên kết chất lượng.

Bạn phải giữ hồ sơ liên kết sạch sẽ và không còn vết bẩn. Nếu bạn không từ chối các liên kết xấu đnag làm hại trang web của bạn, thì bạn có thể mất vị trí trong SERPs.

Kiên Nhẫn Để Tên Miền Của Bạn Có Thời Gian Phát Triển

Tuổi của miền sẽ giúp bạn tăng thứ hạng trang web và điểm DA. Nếu trang web của bạn 3 hoặc 4 tuổi, tức đã hoạt động một thời gian dài.

Bạn làm việc chăm chỉ bằng các xuất bản đều đặn nội dung chất lượng được người dùng đón nhận thì sẽ tạo được niềm tin với Google cà tăng chỉ số DA.

Các trang web hoạt động lâu năm hơn có khả năg xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên những trang web mới không phải là không có thứ hạng cao. Họ cần sự kiên nhẫn và nổ lực để đạt được cải thiện DA.

Tăng Tần Suất Xuất Bản

Bạn cần viết blog thường xuyên. Điều này sẽ giúp tăng Domain Authority của bạn dễ dàng. Domain Authority tăng khi các bạn đăng bài, nhưng nó sẽ giảm nếu bạn không đăng.

Việc đăng bài thường xuyên còn giúp lượng truy cập cao hơn, tăng doanh thu và xếp hạng cũng tăng. Bạn cũng có thêm nhiều nội dung chất lượng để liên kết.

Cảm ơn bạn đã đánh giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *